Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 1707

  • Tổng 8.187.624

Quảng Bình: 8 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp tăng 16,5%

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Chỉ số sản xuất công nghiệp Quảng Bình 8 tháng đầu năm 2022 tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 17,0%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 101,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 16,0%. 

 


8 tháng đầu năm, điện SX đạt 411 triệu kWh, tăng 363,9% đóng góp quan trọng vào tăng trưởng công nghiệp


Phần lớn sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong 8 tháng năm 2022 đều tăng trưởng so với cùng kỳ (16/26 sản phẩm tăng): Điện sản xuất các loại đạt 411 triệu kWh, tăng 363,9% (trong đó thủy điện đạt 18,3 triệu KWh, giảm 6,5%; điện mặt trời đạt 76,8 triệu KWh, tăng 11,2%, điện gió đạt 316,0 triệu KWh); dăm gỗ đạt 335.319 tấn, tăng 71,1%; áo quần các loại đạt 14.040 nghìn cái, tăng 49,5% (trong đó áo sơ mi người lớn đạt 9.262 nghìn cái, tăng 43,7%; áo quần các loại khác đạt 4.778 nghìn cái, tăng 62,4%); thủy hải sản chế biến các loại đạt 16.582 tấn, tăng 34,1%; bê tông trộn sẵn đạt 180.203 m3, tăng 33,4%; cao su tổng hợp và cao su tự nhiên sản xuất đạt 682 tấn, tăng 31,1%; kính an toàn đạt 1.757 tấn, tăng 30,5%; quặng titan đạt 51.655 tấn, tăng 21,8%; nước máy thương phẩm đạt 8.940 nghìn m3, tăng 21,4%; cao lanh đạt 46.997 tấn, tăng 18,5%; đá xây dựng đạt 2.277.869 m3, tăng 7,3%; điện thương phẩm đạt 731 triệu KWh, tăng 6,2%; ván ép từ gỗ đạt 69.110 m3, tăng 2,6%.


Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp do khó khăn trong tiêu thụ sản xuất giảm so với cùng kỳ (10/26 sản phẩm giảm): tinh bột sắn giảm 70,4%, bia đóng chai giảm 38,2%, thuốc chứa penixilin, kháng sinh dạng viên giảm 37,1%, gạch xây dựng bằng đất nung giảm 32,9%, thức ăn cho thủy sản giảm 30,8%, nước khoáng có ga giảm 15,5%, xi măng giảm 13,7%; clinker thành phẩm giảm 12,6%, gỗ xẻ giảm 4,1%, sản phẩm in giảm 1,0%.


Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu, chi phí vận tải, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó nổi lên là việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp từ thị trường Trung Quốc (do chính sách zero covid nước sở tại, việc thông quan chậm). Bên cạnh đó, với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (gỗ và sản xuât trang phục) đơn hàng tại thị trường Mỹ và thị trường EU đang giảm dần từ tháng 7/2022 đến nay đã làm cho chỉ số ngành có xu hướng giảm dần so với tháng trước.

 

TH: Nhật Bình QLCN
 

Các tin khác