Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 1904

  • Tổng 8.160.258

Ngành Công Thương Quảng Bình: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế sau đại dịch COVID-19

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022 dần lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng đán khích lệ.

 

 Năm 2022, tỉnh Quảng Bình bước vào thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH trong bối cảnh dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát nhưng tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Song với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, chính sách phục hồi và phát triển KT-XH đã phát huy hiệu quả, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh dần lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng đán khích lệ.

 

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 tăng 13,7% so với năm 2021 (kế hoạch tăng 8,5%). Trong đó, chỉ số của cả 4 ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh đều có mức tăng trưởng cao, với ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt năm 2022 tăng 70,5% so với năm trước; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,9%; ngành khai khoáng tăng 14%; và ngành chế biến chế tạo tăng 6,8%.
 

 

Điện sản xuất đạt 575 triệu KWh, tăng 185,2% (trong đó điện gió đạt 441 triệu KWh, tăng 451,0%)

 

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2022 ước đạt 15.537 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2021 (kế hoạch tăng 9,5%). Trong đó, công nghiệp khai khoáng đạt 755 tỷ đồng, tăng 15,2%; chế biến, chế tạo đạt 15.072 tỷ đồng, tăng 9,3%; sản xuất và phân phối điện đạt 679 tỷ đồng, tăng 216,0%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 129 tỷ đồng, tăng 12,1%.
Trong năm 2022, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu, chi phí vận tải, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (gỗ và sản xuất trang phục), đơn hàng tại thị trường trong nước và thị trường Mỹ, Úc, EU giảm mạnh từ tháng 7/2022 và việc tuyển dụng lao động còn gặp khó khăn.
 

 

May mặc sản xuất đạt 19.231 nghìn cái, tăng 27,9%

 

Trong bối cảnh đó, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình đã tổ chức, triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 2300/KH-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về Phục hồi và phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình trong điều kiện mới gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và Kế hoạch 314/KH-UBND ngày 09/3/2022 về thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình; đồng thời triển khai xây dựng Kế hoạch số 431/KH-SCT ngày 21/3/2022 về phục hồi và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong điều kiện mới gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
 
Dăm gỗ sản xuất đạt 494 nghìn tấn, tăng 59,2%
 
Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng chủ động tìm kiếm giải pháp để duy trì và phá triển kinh doanh. Một số lĩnh vực như: khai khoáng, sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, sản xuất gỗ ván ép, chế biến thuỷ hải sản tăng trưởng khá nhờ chủ động được đơn hàng, một số doanh nghiệp sản xuất trang phục đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng thêm dây chuyền để tăng sản lượng sản xuất (may Hà Quảng, May S&D). Bên cạnh đó, các dự án điện gió, điện mặt trời hoạt động ổn định, một số ngành công nghiệp khác cũng dần phục hồi và có mức tăng trưởng cao...
 
Hoạt động thương mại dịch vụ năm 2022 diễn ra sôi động
 
Mạng lưới kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn: thành thị, nông thôn và miền núi. Hệ thống chợ truyền thống, các siêu thị, trung tâm thương mại cửa hàng bán lẻ … trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc mua sắm của người dân, bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt. Quy mô của các cơ sở ngày càng tăng, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, thực sự là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 55.068 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2021, đạt 104,6% kế hoạch năm 2022. Trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 48.324 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2021.

 

Hội chợ Thương mại khu vực Bắc Trung bộ – Quảng Bình 2022.

 

Trong năm 2022, tình hình dịch COVID-19 về cơ bản đã được kiểm soát. Các doanh nghiệp, nhà phân phối, các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tạp hóa… hoạt động bình thường trở lại, nguồn cung dồi dào, giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định, tuy nhiên do giá cả nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến có một số mặt hàng tăng giá như: dầu ăn, xúc xích, sữa tươi tăng từ 5% - 8%; các mặt hàng hải sản tươi sống (tôm, cá, mực,..) tăng khoảng 7% - 12%; các mặt hàng hóa mỹ phẩm như dầu gội, mỹ phẩm, bột giặt,…tăng 5% - 10%.
 
Các cơ sở kinh doanh thương mại tăng cường các hoạt động tri ân người tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mại, giảm giá kích cầu tiêu dùng, nhất là đối với hàng Việt Nam, các sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP được sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường.

 

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Bình năm 2022

 

Ngoài giao dịch mua bán trực tiếp theo truyền thống, hiện nay nhiều cơ sở bán hàng hóa qua mạng. Khi mạng internet phát triển, việc mua hàng trực tuyến là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng. Hình thức mua bán trực tuyến tiết kiệm thời gian, hàng hóa đa dạng, phong phú, dễ dàng lựa chọn. Việc quảng cáo sản phẩm hiện nay cũng đa dạng hơn trước đây, thông qua các trang điện tử, mạng xã hội… người bán hàng dễ dàng quảng cáo các sản phẩm của mình, với chi phí thấp hơn nhiều so với các hình thức quảng cáo trước đây.
 
Sở Công Thương tỉnh đã thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý thị trường, giá cả, đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, nhất là trong những dịp lễ tết.
 
Sở đã Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là hoạt động kinh doanh xăng dầu để tổng hợp tình hình và tham mưu đề xuất tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo lưu thông, phân phối hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu, đảm bảo hoạt động cung ứng, bình ổn thị trường, giá cả.
 
Đồng thời, Sở cũng thường xuyên theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa, ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn nhất là trong các dịp lễ, tết, mùa mưa bão và trong trường hợp có dịch bệnh trên địa bàn.
 
Năm 2023, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng vẫn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Phát huy những thành quả đạt được, Quảng Bình phấn đấu năm 2023 giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) đạt 16.860 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2022 và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 62.074 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2022.
Năm 2022, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thích ứng với trạng thái bình thường mới, góp phần đem lại sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có thể kể đến:
- Điện sản xuất đạt 575 triệu KWh, tăng 185,2% (trong đó điện gió đạt 441 triệu KWh, tăng 451,0%)
- Dăm gỗ sản xuất đạt 494 nghìn tấn, tăng 59,2%
- Cao lanh sản xuất đạt 77.953 tấn, tăng 39,9%
- Kính an toàn sản xuất đạt 2.689 tấn, tăng 34,7%
- Viên nén năng lượng sản xuất đạt 40 nghìn tấn, tăng 33,3%
- Thủy hải sản chế biến các loại sản xuất đạt 24.642 tấn, tăng 28,2%
- May mặc sản xuất đạt 19.231 nghìn cái, tăng 27,9%
- Bê tông trộn sẵn sản xuất đạt 261.204 m3, tăng 26,6%
- Quặng titan sản xuất đạt 66 nghìn tấn, tăng 16,7%
 
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nganh-cong-thuong-quang-binh-diem-sang-trong-buc-tranh-kinh-te-sau-dai-dich-covid-19-101714.htm

 

Các tin khác