Insert title here

HỎI ĐÁP

THÔNG TIN Ý KIẾN

HTX dầu lạc Trường Thuỷ, xã Liên Trường huyện Quảng Trạch
Hiện nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm; là sản phẩm có chất lượng, đạt tiêu chuẩn OCOP nhưng vẫn khó tiêu thụ (do giá đầu vào cao nên giá thành sản phẩm cao). Kính mong các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp các HTX, giúp nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Để các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB), sản phẩm đặc trưng, lợi thế của tỉnh phát triển ổn định, bền vững, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng khai thác, phát huy tiềm năng nội lực, gia tăng giá trị sản phẩm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều Kế hoạch, chương trình hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩn, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trên địa bàn tỉnh, như: Kế hoạch số 1563/KH-UBND ngày 16/8/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về Xúc tiến Thương mại Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch số 528/KH-UBND ngày 07/4/2022 của UBND tỉnh về triển khai Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Kế hoạch số 1141/KH-UBND ngày 28/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 1209/QĐ-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Chương trình khuyến công tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 – 2025, … trong đó UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành chức năng hỗ trợ, tạo thuận lợi trong quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNTTB, sản phẩm đặc trưng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Triển khai nội dung của các Kế hoạch trên, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương liên quan thực hiện nhiều chương trình, hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩn CNNTB, sản phẩm đặc trưng, lợi thế của tỉnh qua các kênh truyền thống (chợ đầu mối, quầy bách hóa tổng hợp, cửa hàng bán lẻ…) và kênh thương mại điện tử; tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, hội thảo, tập huấn, đào tạo kỹ năng tham gia hội chợ, triển lãm; kỹ năng thiết kế bao bì, nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm, bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử, hội nhập kinh tế quốc tế… cho các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNTTB; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, sàn giao dịch TMĐT tỉnh Quảng Bình, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình xây dựng các chuyên mục Công Thương để thường xuyên tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thế mạnh của tỉnh; thực hiện các video phóng sự "Giới thiệu tiềm năng, lợi thế phát triển của các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, sản phẩm CNNTTB tỉnh Quảng Bình"; kết nối, hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNTTB, sản phẩm đặc trưng của tỉnh vào hệ thống siêu thị, hệ thống phân phối tiêu thụ trong và ngoài nước; hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm (xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm...), ưu tiên các sản phẩm CNNTTB, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, chủ lực để tiến tới hình thành được các sản phẩm có thương hiệu mạnh của tỉnh; hỗ trợ “điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNTTB, các cửa hàng tiện ích tiêu thụ nông sản an toàn và điểm bán hàng Việt” tại các huyện, thị xã, thành phố. Từ năm 2015 đến nay đã hỗ trợ 23 điểm bán hàng Việt trên địa bàn toàn tỉnh với tổng số tiền hỗ trợ là 2.928 triệu đồng, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, HTX đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp đảm bảo nguyên liệu sản xuất,… thông qua các chương trình, nguồn hỗ trợ từ các đề án XTTM hàng năm của Trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, số lượng sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNTTB của tỉnh được vào hệ thống bán lẻ, siêu thị lớn còn ít. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa đảm bảo sản lượng để cung cấp cho hệ thống bán lẻ, siêu thị thường xuyên; bao bì, đóng gói, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thiếu phù hợp, kiểu dáng kích thước không thích ứng với giá cả mong muốn của người tiêu dùng; thông tin và câu chuyện mô tả về sản phẩm rất nhiều yếu kém chưa tạo được ấn tượng, thu hút người tiêu dùng; giá thành sản phẩm cao hơn so với các sản phẩm cùng loại tương đương trên thị trường do chậm đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất; một số sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa … để đưa vào hệ thống bán lẻ, các siêu thị lớn.

Năm 2021, Sở Công Thương đã hỗ trợ cho HTX Nông sản Trường Thủy với số tiền 130 triệu đồng để đầu tư xây dựng đầu mối cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm lạc củ cho nông dân trên địa bàn huyện Quảng Trạch và Tuyên Hóa, hỗ trợ HTX tham gia nhiều Hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, bao gồm: Hội chợ triển lãm trực tuyến Vietnam Expo 2021, Hội nghị kết nối cung cầu trực tuyến Quảng Bình 2021, Hội nghị kết nối giao thương Quảng Bình 2022, Hội nghị Kết nối giao thương khu vực Miền trung – Tây nguyên do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức tại Đà Nẵng 2022, Hội chợ thương mại và triển lãm thành tựu Kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 2022, Festival nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất – Quảng Nam 2022, Hội chợ Thương mại Festival Huế 2022, Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 31 (VIETNAM EXPO 2022), Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực Miền Trung - Tây Nguyên 2022 tại Ninh Thuận, Hội chợ Thương mại khu vực Bắc trung bộ - Quảng Bình 2022.

Để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường đối với sản phẩm dầu lạc của HTX dầu lạc Trường Thuỷ, xã Liên Trường huyện Quảng Trạch, Sở Công Thương đề nghị:

- HTX dầu lạc Trường Thuỷ phải cải tiến khâu bao bì, đóng gói, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, câu chuyện sản phẩm để sản xuất và cung ứng sản phẩm với nhiều thể tích khác nhau có mức giá phù hợp với nhiều đối tương tiêu dùng.

- Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, lắng nghe ý kiến khách hàng để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nhiều đối tượng thị trường.

- Xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào ổn định về giá cả thu mua và chất lượng, xác định công suất từng tháng, quý, năm để có kế hoạch đáp ứng nhu cầu của từng đối tác khách hàng cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm.

 

- Cập nhật và hoàn thiện hồ sơ sản phẩm đáp yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa… để đáp ứng yêu cầu của từng hệ thống bán lẻ, các siêu thị lớn và hướng tới thị trường nước ngoài.

Sở Công Thương xin trả lời 

Quay lại