Insert title here

HỎI ĐÁP

THÔNG TIN Ý KIẾN

Xã Trọng Hóa – Tuyên Hóa – Quảng Bình
Tình trạng kinh doanh buôn bán hàng đa cấp gây hậu quả và thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực này, đề nghị Sở Công Thương có những giải pháp hữu hiệu gì để ngăn chặn tình trạng kinh doanh trên

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Sở Công Thương Quảng Bình xin được trả lời như sau:


Theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp (BHĐC) chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp BHĐC còn chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan như cơ quan thuế, cơ quan quản lý hàng hóa chuyên ngành, lực lượng quản lý thị trường, lực lượng công an nhân dân v..v.

 

Trong quản lý doanh nghiệp BHĐC, Bộ Công Thương có 2 trách nhiệm chính:


- Thứ nhất, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký hoạt động BHĐC. Về nguyên tắc, nếu DN đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Nghị định 42/2014 của Chính phủ thì Bộ Công Thương không thể không cấp GCN. Bộ Công Thương đã cho rà lại toàn bộ việc cấp GCN ở Cục Quản lý cạnh tranh. Đến thời điểm này, có thể khẳng định quy trình cấp GCN đã được xây dựng và vận hành theo đúng quy định của Nghị định 42/2014 và chưa phát hiện được biểu hiện sai trái nào trong việc cấp GCN.


- Trách nhiệm quan trọng tiếp theo của Bộ là tổ chức kiểm tra hoạt động BHĐC. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm hành chính và vi phạm về hoạt động BHĐC thì Bộ sẽ xử lý. Nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định khác của pháp luật như pháp luật về thuế, pháp luật hình sự thì Bộ phải chuyển hồ sơ tới cơ quan chức năng để xem xét, kết luận và xử lý theo thẩm quyền. Thực hiện trách nhiệm này, ngay từ giữa năm 2015, Bộ đã phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, bao gồm cả việc thu hồi và đình chỉ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC. Tính đến tháng 10/2016, số lượng doanh nghiệp BHĐC đã giảm từ 67 xuống còn 42 doanh nghiệp. Số lượng người tham gia BHĐC đã giảm gần 60%, từ 1,2 triệu người (năm 2015) xuống còn hơn 500.000 người (6 tháng đầu năm 2016)..


Tại Quảng Bình, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng và các huyện, thành phố thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh đa cấp trên địa bàn. Cụ thể: Sở Công thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 18-11-2016 về việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp và Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND ngày 18-9-2017 về Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh.


Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Quảng Bình phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã xử phạt và thu giấy phép kinh doanh theo phương thức đa cấp của 8 cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.



Hiện nay, công tác kiểm tra đang tiếp tục được duy trì thường xuyên và liên tục.
 

Quay lại