Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 12

  • Hôm nay 9121

  • Tổng 8.835.587

Định hình phương thức tiêu dùng văn minh

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sau nhiều thời gian chờ đợi đã chính thức được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

 

Như vậy, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 đã được cập nhật, bổ sung nhiều nội hàm quan trọng, hướng tới việc luật hóa cụ thể hơn, bao quát hơn nhằm tối đa hóa quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời đặt đúng vị trí hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ quan, tổ chức. Cùng đó, Luật cũng kịp thời đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh vốn là câu chuyện hàng ngày của tiêu dùng hiện đại.

Định hình phương thức tiêu dùng văn minh
Hình minh họa

 

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) còn thể hiện trách nhiệm của cơ quan lập pháp ở thời điểm cần có những động lực góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế mà ở đó tiêu dùng có vai trò rất quan trọng và người tiêu dùng thực sự là yếu tố giúp cho tăng trưởng ổn định và vượt lên.

 

Điểm quan trọng nữa là Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng hoặc thông qua các nền tảng số trong trường hợp cung cấp dịch vụ liên tục. Như vậy với các chế tài của Luật, người tiêu dùng nay đã có thể yên tâm về hàng hóa, dịch vụ xứng với “đồng tiền, bát gạo” được bỏ ra.

 

Một số chuyên gia cho rằng, với Luật mới này, câu chuyện tiêu dùng ở Việt Nam sẽ văn minh hơn, quan hệ “tiêu – dùng” cũng vì thế mà rạch ròi hơn trên cả hai phương diện hàng hóa và dịch vụ khi việc “tiêu” sẽ giúp cho “dùng” được thực chất và đúng ý nghĩa hơn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2024. Để chuẩn bị cho công tác thực thi Luật, Bộ Công Thương trong vai trò cơ quan chủ trì xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) đã dự thảo và sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt kế hoạch triển khai thi hành Luật.

 

Trên cơ sở chỉ đạo thống nhất từ Chính phủ, Bộ Công Thương sẽ phối hợp các bộ, cơ quan ngang Bộ và nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để nhanh chóng triển khai hoạt động cần thiết, đảm bảo hiệu quả và sớm đưa quy định của Luật đi vào thực tiễn sản xuất, tiêu dùng của nền kinh tế.

 

https://congthuong.vn/dinh-hinh-phuong-thuc-tieu-dung-van-minh-259123.html

Các tin khác