Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 79

  • Hôm nay 5476

  • Tổng 9.396.288

Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 08/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

 

Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công  nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng  cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học -  công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.  

 1. Mục tiêu cụ thể: 

-Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó; tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 -  7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và  thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực  dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm; 

- Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05  thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung  bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030;

 -  Phấn đấu nằm trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030; 

- Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo tăng trung bình 15%/năm đến năm 2025 và tăng trung bình 20%/năm đến năm 2030;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và 35 - 40% vào năm 2030;

- Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đạt dưới 30% vào năm 2020 và dưới 20% vào năm 2030;

- Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng  tạo vào tăng trưởng, trong đó đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)  đạt khoảng 45% GDP vào năm 2025 và đạt khoảng 50% GDP vào năm 2030. 

 2. Chương trình đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: 

- Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, tri thức, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo nền tảng ổn định, bền vững cho tăng năng suất lao động; 

- Hoàn thiện khung khổ pháp luật, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài nhằm cải thiện năng suất lao động; 

- Thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động; 

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 

- Phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công  nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; 

- Thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành.

 Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ các nguồn gồm: vốn ngân sách nhà  nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Lồng ghép, triển khai các nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 với các chương trình, đề án, dự án khác thuộc thẩm quyền quản lý để tập trung nguồn lực triển khai thực hiện. Chủ động bố trí kinh phí, huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động hàng năm theo quy định của pháp luật. Xây dựng chương trình truyền thông, phổ biến kiến thức về năng suất, cải tiến năng suất ở địa phương. Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn sáng kiến chuyển đổi số trên địa bàn, phối hợp với các bộ, ngành để triển khai. Chủ động tiếp cận và ứng dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm thúc đẩy năng suất lao động; xác định các ngành, nhóm ngành ưu tiên thúc đẩy năng suất lao động ở địa phương, gắn với phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng để có giải pháp phù hợp.

TH: Trần Duy Hùng  QLCN

 

Các tin khác